Full [Tiểu học] Đề tài: BÁNH XE HỌC NHÂN - Sản phẩm đạt giải nhì cấp thị xã, giải nhì cấp tỉnh, lọt vào vòng quốc gia

Chủ nhật - 16/03/2025 02:06
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài dự thi: BÁNH XE HỌC NHÂN
2. Ngày tạo ra mô hình, sản phẩm: 10/11/2022
3. Thuộc lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập.
Full [Tiểu học] Đề tài: BÁNH XE HỌC NHÂN - Sản phẩm đạt giải nhì cấp thị xã, giải nhì cấp tỉnh, lọt vào vòng quốc gia
B. PHẦN THUYẾT MINH, TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI DỰ THI
I. Giới thiệu đề tài dự thi:
- Ý tưởng sáng tạo của đề tài:
Xuất phát từ thực tiễn học tập ở lớp 2:
  • Khi học bảng cửu chương các bạn hay nhầm lẫn do lần đầu làm quen với phép nhân.
  • Cô giáo chủ nhiệm dạy cả lớp có những bạn còn để cô nhắc nhở do chưa chú ý học bài.
- Mục đích của đề tài:
Mô hình sản phẩm dự thi hướng tới mục tiêu:
  • Hỗ trợ các bạn học sinh lớp 2, lớp 3 trường Tiểu học Ngô Quyền nói riêng và các bạn học sinh tiểu học nói chung thuận lợi hơn khi học bảng cửu chương và các phép so sánh liên quan đến phép nhân một số với một số.
  • Hướng tới mô hình sản phẩm đồ dùng dành cho học tập thân thiện với môi trường, vui vẻ để các bạn thêm hứng thú với những món quà nhỏ xinh.

II. Giới thiệu về mô hình, sản phẩm dự thi:
1. Về tính mới mô hình, sản phẩm:
          Mô hình sản phẩm này hoàn toàn mới so với các sản phẩm, mô hình hiện có trên thị trường.
Các điểm mới, điểm sáng tạo của mô hình sản phẩm dự thi gồm:
  • Sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường.
  • Sản phẩm dễ thiết kế, dễ triển khai trên quy mô nhiều trường, toàn quốc.
  • Sản phẩm tạo hứng thú cho người học thông qua hệ thống bánh xe học nhân, bánh xe như chiếc guồng nước để đối chiếu kết quả, đồng thời có quà sau khi trả lời đúng các câu hỏi từ mô hình.
  • Sản phẩm không chỉ giúp học sinh học bảng cửu chương đơn giản mà với các kịch bản học tập khác nhau giúp học sinh được nhuần nhuyễn trong việc tư duy lật đi lật lại vấn đề trong bảng cửu chương thông qua các phép so sánh, chọn số thỏa mãn điều kiện cho trước.
  • Sản phẩm giúp học theo tốc độ của mỗi người học. Do đó sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nội dung học.
2. Về tính sáng tạo mô hình, sản phẩm:
Hiện nay thị trường có khá nhiều loại sản phẩm hỗ trợ học bảng cửu chương như:


Các sản phẩm này nhìn chung tương đối đơn giản, mang tính khô khan, khó tạo hứng thú, sự tập trung cho các bạn, nhất là các bạn nhỏ lớp 2 lớp 3 trong quá trình học.
Với mô hình sản phẩm này, các hạn chế so với các sản phẩm đã có trên thị trường đã hoàn toàn được khắc phục, tạo được hứng thú và sự tập trung cho người học.
* Đánh giá tính mới, tính sáng tạo mô hình, sản phẩm dự thi
Mô hình, sản phẩm dự thi hoàn toàn mới, không trùng không tương tự với mô hình, sản phẩm của người khác. Mô hình sản phẩm thân thiện với môi trường, có tính ứng dụng cao cho lớp 2 và lớp 3 ở tất cả các trường tiểu học.
3. Nguyên vật liệu làm ra mô hình, sản phẩm dự thi
Nêu cụ thể các nguyên vật liệu làm ra mô hình, sản phẩm gồm những gì? từ đâu? (Tác giả có thể nêu thêm về giá thành của từng vật liệu hoặc của cả mô hình, sản phẩm nếu phải đi mua)
3.1. Vật liệu làm mô hình sản phẩm:
STT Các chi tiết Vật liệu Tác dụng Nguồn gốc vật liệu Giá thành Kích thước Hình ảnh
1. Giá đỡ mô hình Bìa cứng Để cố định và đỡ toàn bộ mô hình Bìa cứng lấy từ hộp đựng tivi 45cm x 11cm
2. 2 bánh xe chọn số Bìa cứng Để chọn số trong phép nhân Bìa cứng lấy từ hộp đựng tivi Đường kính 6 cm
3. Bánh xe đối chiếu kết quả Bìa cứng Để ghi bảng cửa chương và chọn quà Bìa cứng lấy từ hộp đựng tivi Đường kính 12 cm
4. Vòng ghi kết quả Xốp Để ghi kết quả khi học sinh trả lời Xốp lấy từ hộp đựng tivi Đường kính 6cm
5 Thanh chọn dấu Bìa cứng Để chọn dấu Bìa cứng lấy từ hộp đựng tivi 16cm x 1,5cm
6. Hình trang trí Giấy bóng Để trang trí cho bắt mắt Mua ở cửa hàng văn phòng phẩm 5000đ  
7. Ốc chốt Sắt Để cố định bánh xe Lấy từ các ốc thừa hỏng trong gia đình 2 ốc chốt dài 3cm, đường kính 0,5cm; 01 ốc chốt dài 10cm, đường kính 0,5cm.
8. Thang phép tính Bìa cứng Để học sinh dễ quan sát phép tính đang thực hiện Bìa cứng lấy từ hộp đựng tivi 45cm x 5cm
x
9. Biển tên sản phẩm Giấy thường Để ghi tên   17cm x 2,5cm
BÁNH XE HỌC NHÂN
10. Các chi tiết khác Nhựa, keo Để cố định các chi tiết, Mua ở cửa hàng 5000đ  
4. Cách lắp ráp, nguyên tắc hoạt động, vận hành của các mô hình, sản phẩm dự thi
- Quy trình lắp ráp:
+ Chuẩn bị: Chuẩn bị các chi tiết Giá đỡ, các bánh xe, keo, đinh ghim, ốc chốt, thẻ quà.
+ Lắp ráp: Sử dụng keo nhựa và bulong, đinh ghim chốt các chi tiết vào vị trí như hình vẽ (dễ thực hiện).


Hình thực tế (Hình phiên bản đầu tiên thực hiện. Đây là mô hình to cho giáo viên ở trên lớp):

- Thời gian tạo ra mô hình sản phẩm là 2 tháng. thời gian thử nghiệm sản phẩm và hoàn thiện khoảng 2 tháng.
Các thử nghiệm:
 
THỬ NGHIỆM NỘI DUNG KẾT QUẢ
Thử nghiệm 1 Tạo ra mô hình không có bánh xe theo kiểu rút số Không có quà, chưa tạo hứng thú nhiều cho các bạn
Thử nghiệm 2 Tạo ra mô hình có bánh xe nhưng không có bánh xe to để kiểm tra kết quả và bốc quà Hứng thú của các bạn học chưa nhiều nhưng đã tốt hơn thử nghiệm lần 1.
Thử nghiệm 3 Tạo ra mô hình như hiện tại với 2 bánh xe quay chọn số và 1 bánh Các bạn hứng thú học, học hiệu quả và tập trung hơn. Đồng thời có bốc quà hấp dẫn nên bạn nào cũng muốn trả lời.
 
  • Nguyên tắc hoạt động, vận hành của mô hình, sản phẩm: Mô hình sản phẩm hoạt động theo các kịch bản như sau:
KỊCH BẢN HỌC TẬP TRƯỜNG HỢP BÁNH XE 1 CHỌN SỐ CHỌN DẤU BÁNH XE 2 CHỌN SỐ CHỌN DẤU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA KẾT QUẢ RÚT QUÀ
HỌC BẢNG CỬU CHƯƠNG Tính tích 2 số cho trước 3 X 8 = ?Gọi 1 bạn học sinh ghi Quay bánh xe 3 đến ô nhân 3 TRẢ LỜI ĐÚNG THÌ LẤY QUÀ Ở Ô BÁNH XE TƯƠNG ỨNG
Chọn số biết phép nhân một số cho trước và kết quả 9 X ? Gọi 1 bạn học sinh quay = 63 Quay bánh xe 3 đến ô nhân 9
 
Lập phép nhân khi biết kết quả trước. ? Gọi 1 bạn học sinh quay X ? Gọi 1 bạn học sinh quay = 20 Quay bánh xe 3 đến ô nhân  tương ứng với số ở bánh xe 1
 
SO SÁNH KẾT QUẢ PHÉP NHÂN VỚI SỐ CHO TRƯỚC So sánh tích 2 số cho trước với 1 số cho trước 4 X 5 ? Gọi 1 bạn học sinh chọn dấu 36 Quay bánh xe 3 đến ô nhân  tương ứng với số ở bánh xe 1 (NHÂN 4)
 
Chọn 1 số nhân với số cho trước được phép so sánh đúng 7 X ? Gọi 1 bạn học sinh quay > 60 Quay bánh xe 3 đến ô nhân  tương ứng với số ở bánh xe 1 (NHÂN 7)

 
Nhận xét phép so sánh nếu chưa đúng thì sửa lại cho đúng 6 X 9 < 48 Quay bánh xe 3 đến ô nhân  tương ứng với số ở bánh xe 1 (NHÂN 6)
 
 
5. Khả năng áp dụng của mô hình, sản phẩm
  • Kết quả phiếu khảo sát:
Mô hình sản phẩm đã tiến hành khảo sát trên phạm vi 1000 học sinh thuộc nhiều trường trong toàn quốc với các khối 2 và khối 3 của một số tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương (Có giấy xác nhận triển khai của các trường trong tài liệu đính kèm) thu được kết quả như sau:
  • Với câu hỏi 1: Khi học bảng cửu chương, lỗi thường mắc phải của bạn là gì? Thu được biểu đồ thể hiện kết quả như hình bên. Dựa vào biểu đồ này có thể thấy rằng, rất nhiều học sinh không thuộc bảng cửa chương và vấn đề lớn nhất là nhầm lẫn khi học bảng cửu chương.
  • Với câu hỏi 2: Em có thích Mô hình "Bánh xe học nhân" không? Ta thu được kết quả chấm theo thang điểm 10 như sau:

              Biểu đồ cho thấy mức độ yêu thích mô hình sản phẩm Bánh xe học nhân gần như đạt tuyệt đối. Điều đó cũng cho thấy rất nhiều học sinh quan tâm đến học nội dung bảng cửu chương – bảng nhân và thích mô hình sản phẩm này.
  • Với câu hỏi 3: Những điểm nào em thích ở mô hình "Bánh xe học nhân"?Ta được kết quả như sau:

Qua tất cả các kết quả thu được ở trên có thể thấy, mô hình sản phẩm Bánh xe học nhân thực sự là cần thiết và phù hợp với nhu cầu của học sinh khối lớp 2 và lớp 3, tạo được niềm yêu thích học tập môn toán với nội dung quan trọng này (nội dung về bảng cửu chương – bảng nhân).
  • Kết quả thực nghiệm: Thực nghiệm giảng dạy và kiểm tra đối chứng tại lớp 2D, 3C của trường tiểu học Ngô Quyền – TX. Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh, ta thu được kết quả như sau:
Lớp 2D:
Thực nghiệm Sĩ số Điểm 8 - 10 Điểm 5 – dưới 8 Điểm dưới 5
Lần 1 33 10 15 8
Lần 2 33 21 12 0
Lớp 3C:
Thực nghiệm Sĩ số Điểm 8 - 10 Điểm 5 – dưới 8 Điểm dưới 5
Lần 1 33 13 10 10
Lần 2 33 23 10 0
Ghi chú: Lần 1: Thực nghiệm kiểm tra khi chưa sử dụng mô hình Bánh xe học nhân.
Lần 2: Thực nghiệm kiểm tra khi đã sử dụng mô hình Bánh xe học nhân.
  • Kết quả triển khai thực nghiệm tại các trường trong toàn quốc: Mô hình sản phẩm đã thực nghiệm tại các lớp ở 7 trường Tiểu học ở các tỉnh thành khác nhau trong toàn quốc và đã nhận được các phản hồi rất tốt về hiệu quả của mô hình (xem giấy xác nhận trong phụ lục đính kèm)
Như vậy, qua các kết quả kiểm tra đối chứng dạy thực nghiệm ta thấy rất rõ hiệu quả của mô hình sản phẩm Bánh xe học nhân. Qua  đó, khi áp dụng mô hình vào thực tế giảng dạy, số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên, đạt điểm trung bình, yếu kém giảm đi rõ rệt.
* Mô hình đã được áp dụng thử nghiệm tại
+ Trường tiểu học Ngô Quyền – TX. Quảng Yên – Quảng Ninh.
( Các trường đã triển khai dạy thực nghiệm đều có giấy xác nhận kèm theo đính kèm trong phụ lục 1).
- Thời gian triển khai thử nghiệm: Tháng 3 – 4 năm 2023 qua hình thức Online với các trường ở xa và trực tiếp tại trường tiểu học Ngô Quyền.
* Đánh giá khả năng áp dụng
Mô hình, sản phẩm có khả năng áp dụng rộng rãi với quy mô toàn quốc.
□ Mô hình, sản phẩm khả năng áp dụng ở quy mô đơn vị, cơ sở.
* Đánh giá mức độ triển khai
□ Triển khai được ngay với tất cả các lớp học khối 2 và khối 3, các nhà trường trong huyện, tỉnh, toàn quốc hiện nay.
□ Có khả năng áp dụng đại trà.
6. Hiệu quả đạt được của mô hình, sản phẩm
-  Hiệu quả kinh tế:
  • Chi phí thực tế của mô hình sản phẩm:
STT Tên chi phí Giá thành Ghi Chú
1 Chi phí nguyên, vật liệu 10.000đ
10. Chi phí đóng gói sản phẩm 20.000đ  
  TỔNG 30.000đ Với phiên bản cho học sinh: 30.000đ
Với phiên bản cho giáo viên: 50.000đ
  • Dự kiến giá thành thương mại: Dự kiến sản phẩm khi đem đi thương mại với giá thành sẽ là:
Phiên bản nhỏ cho học sinh: 90.000đ
Phiên bản to cho giáo viên: 180.000đ
  • Ước lượng quy mô thị trường: Mỗi năm có khoảng 8 triệu trẻ em vào lớp 1. Như vậy sẽ có khoảng gần số đó sẽ bước vào lớp 2. Vậy số lớp học ước tính: 200.000 lớp, mỗi lớp khoảng 40 học sinh. Giả định 10% giáo viên và học sinh dạy và học khối lớp 2-3 quan tâm đến mô hình này. Ta có:
Với mô hình cho học sinh: 800.000 x 90.000 = 72.109đ (72 tỷ)
Với mô hình cho giáo viên: 20.000 x 180.000 = 36. 108 (3,6 tỷ)
So với các mô hình sản phẩm đã biết, sản phẩm BÁNH XE HỌC NHÂN có kết cấu linh hoạt, nguyên tắc hoạt động thú vị đi vào sở thích phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 2 lớp 3, qua đó đạt được hiệu quả trong việc dạy và học các nội dung liên quan đến bảng cửu chương.
Mô hình được đưa vào dạy và học giúp học sinh lớp 2 và lớp 3 học bảng cửu chương một cách dễ dàng và linh hoạt hơn, học hành vui vẻ và tránh căng thẳng trong quá trình học. Qua đó hỗ trợ quá trình tự học của các bạn được dễ dàng hơn, hoạt động học theo nhóm, cặp được hiệu quả hơn và cô giáo giảng dạy đỡ vất vả hơn. Mô hình sản phẩm được làm bằng những vật liệu tái chế sẵn có, thông dụng, giá thành rẻ.
- Hiệu quả kỹ thuật: Qua các số liệu thu thập được của kết quả phiếu khảo sát, kết quả dạy thực nghiệm tại trường Tiểu học Ngô Quyền, kết quả dạy thực nghiệm tại một số trường trong toàn quốc có thể thấy rằng, hiệu quả của mô hình, sản phẩm dự thi mang lại so với các mô hình, sản phẩm đã biết là rất rõ rệt, góp phần giúp học sinh học ngày càng tốt hơn các nội dung liên quan này.
-  Hiệu quả xã hội:
Mô hình làm bằng vật liệu tái chế dễ kiếm, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.
Mô hình sản phẩm giúp giải quyết vấn đề mang tính cốt lỗi (bảng cửu chương) trong chương trình học tập ở lớp 2 và lớp 3. Mô hình sản phẩm như một trò chơi giúp các em có thể vừa học vừa chơi một cách chủ động, không phụ thuộc vào sự theo dõi uốn nắn thường xuyên của cô giáo. Qua đó phát huy các kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21 (Kỹ năng cộng tác, hoạt động nhóm, tự học).
7. Phụ lục minh hoạ:
□ Mô hình, sản phẩm.
Giấy xác nhận đã triển khai thực nghiệm tại các trường Tiểu học.
□ Bản vẽ, sơ đồ.
8. Các thuyết minh khác: Không.
9. Một số lưu ý về thuyết minh, mô hình, sản phẩm:
 Sản phẩm hoàn toàn có thể làm chắc chắn hơn nếu thay vật liệu chế tạo. Điều này sẽ được tác giả bổ sung vào các phiên bản đặc biện trong quá trình sản xuất bán ra thị trường sau này.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây