Bí kíp tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả: Tổ Chức Hoạt Động Nhóm Trên Thực Tế Lớp Học

Thứ hai - 06/11/2023 09:42
Giới hạn thời gian làm việc của các nhómĐiều này nghe có vẻ rất đơn giản. Nó đơn giản đến mức chúng ta thường quên mất sự cần thiết phải làm điều đó! Việc xác định thời gian cho hoạt động nhóm nên có sự công bằng, nhưng cũng mang đến những thử thách đối với học sinh.
Bí kíp tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả: Tổ Chức Hoạt Động Nhóm Trên Thực Tế Lớp Học
  1. Giới hạn thời gian làm việc của các nhóm

Điều này nghe có vẻ rất đơn giản. Nó đơn giản đến mức chúng ta thường quên mất sự cần thiết phải làm điều đó! Việc xác định thời gian cho hoạt động nhóm nên có sự công bằng, nhưng cũng mang đến những thử thách đối với học sinh. Nếu thời gian cho học sinh quá nhiều thời gian, học sinh sẽ mất đi sự khẩn trương và nỗ lực trong quá trình làm việc, đồng thời tăng sự sao nhãng, mất tập trung. Nếu giáo viên cho quá ít thời gian, một số học sinh sẽ không kịp hoàn thành nhiệm vụ, nhiều học sinh sẽ chán nản và từ bỏ hoặc đầu hàng ngay từ khi bắt đầu. Để tạo “áp lực” thời gian trong hoạt động nhóm, một số giáo viên chiếu hình ảnh một chiếc đồng hồ đếm ngược trong khi học sinh làm việc, hoặc nhắc nhở học sinh về thời gian còn lại. Ví dụ: Còn 2 phút, còn 1 phút, còn 15 giây,…

  1. Di chuyển, di chuyển và di chuyển

Dù muốn hay không, chỉ riêng sự hiện diện của giáo viên đã khiến học sinh cảm thấy có trách nhiệm hơn với công việc được giao. Đồng thời, nó cũng làm hạn chế các vấn đề về hành vi của học sinh trong hoạt động nhóm. Vì vậy, hãy cố gắng hiện diện ở nhiều địa điểm khác nhau xung quanh phòng học. Điều đó không có nghĩa là bạn lúc nào cũng phải lượn qua lượn lại như trực thăng trên đầu học sinh. Hãy đi nhẹ xung quanh, hãy đứng gần từng nhóm và cố gắng để có thể quan sát được tất cả học sinh trong lớp.

  1. Nghe, nhưng không can thiệp quá nhiều

Hãy nhớ rằng một phần quan trọng trong mục đích của các hoạt động nhóm là phát triển kỹ năng hợp tác. Nếu bạn can thiệp quá thường xuyên và các hoạt động của học sinh, sẽ khó phát triển những kỹ năng đó. Một số giáo viên có thể đưa ra quy tắc khi học sinh có câu hỏi: chỉ đặt câu hỏi cho thầy/cô giáo khi mọi người trong nhóm đều có cùng một thắc mắc. Trong những trường hợp đó, học sinh thường tìm được câu trả lời của các bạn mình mà không cần sự trợ giúp nữa.

  1. Câu hỏi bổ sung/phát triển

Khi bạn thấy học sinh trong nhóm đi đến sự đồng thuận, hãy xác nhận rằng, chúng đã thực sự hoàn thành công việc. Tuy nhiên, các nhóm khác vẫn còn trong quá trình làm việc hoặc đang gặp khó khăn. Hãy đưa ra những nhiệm vụ bổ sung, những câu hỏi nâng cao, những cách tiếp cận mới – và đương nhiên, cần có những phần thường hoặc quyền lợi kèm theo. Khi đó, bạn vẫn có thể thổi vào nhóm một nguồn năng lượng làm việc tích cực và hạn chế làm ảnh hưởng đến những nhóm khác. Một số giáo viên viết ra các câu hỏi bổ sung hoặc những cách tiếp cận mới lên bảng hoặc thiết kế dưới dạng poster để dán trên tường và yêu cầu học sinh mỗi khi hoàn thành xong nhiệm vụ, hãy trả lời những cầu hỏi đó. Cách tiếp cận này cho phép giáo viên đặt ra những thử thách mới mà không phải trực tiếp giao nhiệm vụ – làm gián đoạn quá trình làm việc của học sinh.

Chú thích khác: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây